• CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

      Luôn đồng hành cùng bạn

    Tổng đài tư vấn

    0946661816

    Luôn đồng hành cùng bạn

    CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

    ×

    BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP

    GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON KHI LY HÔN ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? CẦN CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ ĐỂ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

  • Thứ ba , Ngày 16/07/2024
  • Chị Trần Thu T tại Kiến Xương, Thái Bình có câu hỏi cho Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô như sau: “Tôi muốn hỏi về vấn đề giải quyết việc nuôi con khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Cần có những điều kiện gì để giành được quyền nuôi con khi ly hôn?”

    Có thể là hình vẽ ngẫu hứng về trẻ em và văn bản

    Trả lời:

    Ly hôn là việc vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Khi giải quyết vụ án ly hôn, có 04 vấn đề chính cần lưu tâm, đó là: căn cứ xin ly hôn, con chung, tài sản chung và nợ chung; trong đó vấn đề nuôi con được rất nhiều người quan tâm. Đối với câu hỏi của chị Trần Thu T, Luật gia Vũ Linh Chi - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô xin đưa ra giải đáp như sau:

    1. Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?

    Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con sau ly hôn; nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái được quy định như sau:

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;

    - Vợ và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, quyết định của Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con;

    - Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Khi ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo quyền lợi của con. Việc thoả thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thoả thuận, Toà án sẽ can thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của con. Toà án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho cha hoặc mẹ có đầy đủ các điều kiện hoặc là người có điều kiện tốt hơn người còn lại để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con.

    Cũng theo quy định tại Điều 82, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Các quy định này đảm bảo rằng con được trải qua một môi trường ổn định và được trông nom, chăm sóc một cách tốt nhất sau khi cha mẹ ly hôn. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này được thiết lập để đảm bảo con nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, bất kể hoàn cảnh sau ly hôn.

    2. Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

    Căn cứ theo những quy định nêu trên, trường hợp cha mẹ muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái hậu ly hôn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh tế (vật chất) và điều kiện về tinh thần. Cụ thể như sau:

    - Điều kiện về cơ sở vật chất: nơi ở ổn định, tài chính (mức thu nhập), sinh hoạt, môi trường học tập, giáo dưỡng,…Theo đó, đôi bên có thể trình các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và cách nuôi dưỡng con cái lên Tòa. Đây là yếu tố quan trọng quyết định quyền nuôi con.

    Cha hoặc mẹ nhận quyền nuôi con phải đảm bảo được năng lực tài chính để đảm bảo cho con của họ có cuộc sống ổn định, điều kiện sinh hoạt tốt nhất.

    - Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dưỡng, tình cảm, cũng như điều kiện về môi trường sinh sống, học tập, vui chơi giải trí. Yếu tố này thể hiện việc một bên cha hoặc mẹ sau khi ly hôn sẽ dành thời gian chăm sóc con, tạo môi trường phát triển, trưởng thành của con; đảm bảo trao cho con tình thương và không có hành vi bạo hành hay để con tiếp xúc với tệ nạn xã hội.

    Theo đó, đôi bên có quyền thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái cũng như thống nhất về quyền của mỗi người với trẻ sau khi ly hôn. Trong trường hợp đàm phán không thành công, người muốn nuôi dưỡng cần chứng minh khả năng của mình phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con theo điều kiện nêu trên. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, pháp luật ấn định trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ bàn giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với trẻ từ 07 tuổi trở lên có quyền chọn người trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng theo nguyện vọng của con.

    Như vậy, dựa theo điều kiện của mỗi người và quyền nuôi con sau ly hôn mà cha mẹ tự thỏa thuận và thống nhất với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Trong trường hợp đàm phán không thành, Tòa án sẽ căn cứ và phân chia theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Trên đây là những quan điểm, ý kiến của Luật gia Vũ Linh Chi - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô về vấn đề giải quyết việc nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào có liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline: 094.666.1816 để được hỗ trợ trực tiếp.

    Luật Sao Thủ Đô tự hào là điểm tựa niềm tin đối với khách hàng. Luật Sao Thủ Đô – Luôn đồng hành cùng bạn!

    ——————————————————

    CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

    Đ/c: Tầng 6, số 170 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    SĐT: 094.666.1816

    Email: info@capilaw.vn

    Website: http://luatsaothudo.vn/

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Tổng đài tư vấn0946661816

    ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ

  • LIÊN KẾT TRANG