CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
BIÊN BẢN PHIÊN HỌP VỀ KIỂM TRA GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HOÀ GIẢI CẦN NHỮNG NỘI DUNG GÌ?
Anh Triệu Đ. L (26 tuổi ở Hải Phòng) có câu hỏi gửi đến Công ty Luật Sao Thủ Đô nhờ giải đáp như sau: "Cho tôi hỏi biên bản phiên họp về kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cần những nội dung gì? Nếu không liệt kê hay không liệt kê đủ các chứng cứ được nêu ra trong phiên họp thì có là vi phạm pháp luật không?"
Trả lời:
Đối với nội dung anh Nguyễn V. T quan tâm, Luật gia Hoàng Long thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô xin đưa ra quan điểm giải đáp như sau:
1. Biên bản phiên họp về kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải cần những nội dung gì?
Biên bản tiếp cận công khai chứng cứ là một văn bản quan trọng trong quá trình xử lý vụ án dân sự. Căn cứ khoản 2 Điều 211 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải gồm:
- Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp: Ghi rõ thời gian và địa điểm tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
- Thành phần tham gia phiên họp: Liệt kê tên các đương sự và người đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên họp.
- Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp: Ghi đầy đủ nội dung trình bày của các đương sự về những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Các nội dung khác và Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.
2. Nếu không liệt kê hay không liệt kê đủ các chứng cứ được nêu ra trong phiên họp thì có vi phạm pháp luật không?
Theo điểm b,c Khoản 2 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong phiên họp Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án án, hỏi đương sự về những tài liệu, chứng cứ đã giao nộp và bổ sung.
Theo điểm d khoản 2 Điều 211 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung phải có trong biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Ngoài ra theo Mẫu số 35-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) có quy định “Ghi đầy đủ nội dung trình bày của các đương sự về những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự.”
Như vậy, nếu không liệt kê đủ thông tin trong biên bản, có thể vi phạm quy định pháp luật. Do đó, cần chú ý đảm bảo đầy đủ và chính xác các nội dung khi soạn thảo biên bản.
Trên đây là quan điểm giải đáp của Luật gia Hoàng Long - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đôvề biên bản phiên họp về kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Nếu Quý khách hàng cần tư vấn, giải quyết các vụ việc Dân sự – Hình sự – Hành chính – Pháp lý doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ qua số hotline: 094.666.1816 để được hỗ trợ trực tiếp.
Luật Sao Thủ Đô tự hào là điểm tựa niềm tin đối với khách hàng. Luật Sao Thủ Đô – Luôn đồng hành cùng bạn!
——————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Đ/c: Tầng 6, số 170 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
SĐT: 094.666.1816
Email: info@capilaw.vn
Website: http://luatsaothudo.vn/
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Các bước khai nhận, phân chia di sản thừa kế
- Các trường hợp cháu được thừa kế tài sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Tai sao bản án phúc thẩm TAND thành phố HN sửa bản án sơ thẩm TAND quận BĐ
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ
- DI SẢN THỪA KẾ LÀ GÌ? XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?
- BIÊN BẢN PHIÊN HỌP VỀ KIỂM TRA GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HOÀ GIẢI CẦN NHỮNG NỘI DUNG GÌ?
- Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư có thể bị phạt từ 7.000.000 VND đến 15.000.000 VND?