CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
Các trường hợp cháu được thừa kế tài sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
Theo quy định của pháp luật, có ba (03) trường hợp cháu được thừa kế tài sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại: thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luât...
Pháp luật về thừa kế quy định có hai (02) loại thừa kế, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là trường hợp người có tài sản quyết định chuyển tài sản của mình sau khi qua đời cho người khác bằng văn bản hoặc bằng lời nói (di chúc hợp pháp) trước khi người đó chết, thừa kế theo pháp luật là trường hợp người có tài sản trước khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp.
Khi nào cháu được thừa kế tài sản của ông, bà để lại?
Theo quy định của pháp luật, có ba (03) trường hợp cháu được thừa kế tài sản của ông bà nội, ông bà ngoại.
1. Trường hợp cháu được thừa kế tài sản theo di chúc của ông, bà nội hoặc của ông, bà ngoại.
Nếu trước khi chết, ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại của bạn có để lại di chúc, nội dung di chúc thể hiện ông (bà) đã để lại di sản thừa kế cho bạn thì trong trường hợp này bạn được thừa kế tài sản của ông (bà).
2. Trường hợp cháu được thừa kế tài sản theo pháp luật của ông (bà).
Bạn sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo pháp luật của ông (bà) trong hai trường hợp sau đây:
- Trường hợp bố, mẹ của bạn chết trước ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì sau khi ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại của bạn chết bạn sẽ được hưởng phần thừa kế của bố, mẹ bạn đáng lẽ được hưởng khi còn sống (thừa kế thế vị);
- Trường hợp hàng thừa kế thứ nhất của ông, bà nội hoặc ông, ngoại không còn ai hoặc còn nhưng họ từ chối nhận thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất của người chết gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuoi (trong một số trường hợp con riêng của vợ, con riêng của chồng cũng được coi là hàng thừa kế thứ nhất của người chết).
Nếu bạn thuộc một trong ba trường hợp được thừa kế tài sản của ông, bà nội và ông bà, ngoại thì đọc bài viết “Các bước khai nhận, phân chia di sản thừa kế” để biết cách làm thủ tục mở thừa kế.
Luật sư: Bùi Minh Đại - 0988101029
-------------------------------------------------------
Bản quyền nội dung bài viết thuộc Công Ty Luật TNHH Sao Thủ Đô, Đoàn luật sư TP. Hà Nội. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép khi chưa có sự đồng ý từ chúng tôi.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Các bước khai nhận, phân chia di sản thừa kế
- Các trường hợp cháu được thừa kế tài sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Tai sao bản án phúc thẩm TAND thành phố HN sửa bản án sơ thẩm TAND quận BĐ
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ
- DI SẢN THỪA KẾ LÀ GÌ? XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?
- BIÊN BẢN PHIÊN HỌP VỀ KIỂM TRA GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HOÀ GIẢI CẦN NHỮNG NỘI DUNG GÌ?
- Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư có thể bị phạt từ 7.000.000 VND đến 15.000.000 VND?