CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
Các bước khai nhận, phân chia di sản thừa kế
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để phân chia di sản thừa kế, người được hưởng thừa kế phải thực thực hiện theo các bước sau: chuẩn bị hồ sơ phân chia di sản thừa kế; làm thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế tại UBND xã (phường) hoặc Văn phòng công chứng; thực hiện chia di sản.
1. Chuẩn bị hồ sơ phân chia di sản thừa kế
Những người yêu cầu phân chia di sản thừa kế cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử);
- Giấy tờ chứng minh tài sản yêu cầu phân chia là di sản thừa kế của người đã chết để lại (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, hợp đồng bảo hiểm,.v.v. đứng tên người đã chết);
- Văn bản di chúc (nếu có);
- Liệt kê danh sách những người được hưởng thừa kế kèm theo giấy tờ tùy thân của họ (CMND, CCCD, hộ chiếu) và giấy tờ chứng minh những người này có quyền được hưởng thừa kế:
- Các giấy tờ chứng minh nghĩa vụ tài chính phải thực hiện của người chết để lại (nếu có);
- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Dự thảo phương án phân chia di sản thừa kế.
2. Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế:
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ phân chia di sản thừa kế nêu trên, những người thuộc danh sách được hưởng thừa kế làm thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế tại UBND xã (phường) hoặc văn phòng công chứng. Chuyên viên tư pháp xã hoặc nhân viên văn phòng công chứng sẽ đề nghị cung cấp các giấy tờ nêu ở mục 1.
- Những người được hưởng thừa kế trình bày về nguyện vọng phân chia di sản thừa kế hoặc gửi kèm bản dự thảo phương phân chia di sản thừa kế (nếu có) để chuyên viên tư pháp xã hoặc nhân viên văn phòng công chứng hoàn thiện Văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế.
- Sau khi hoàn thiện “Văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế”, chuyên viên tự pháp xã hoặc nhân viên văn phòng công chứng sẽ làm thủ thục niêm yết công khai tại UBND xã phường trong thời gian khoảng 2 tuần. Nếu không sai sót hoặc không có tranh chấp gì thì UBND xã hoặc văn phòng công chứng chứng nhận vào Văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế.
3. Chia tài sản chung
Sau khi hoàn thiện “Văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế” có chứng nhận của UBND xã hoặc văn phòng công chứng, những người được hưởng thửa kế tự chia nhau (nếu di sản là tiền mặt); ủy quyền cho một người làm thủ tục rút tiền tại ngân hàng (nếu di sản là sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm.v.v.); ủy quyên cho một người làm đại diện làm các thủ tục “Đăng ký biến động đất đai, tải sản gắn liền với đất” (Nếu nhà, đất đứng tên chung những người thừa kế)…
Hi vọng nội dung bài viết giúp ích cho bạn đọc hiểu và biết cách làm thủ tục mở thừa kế.
Luật sư: Bùi Minh Đại - 0988101029
-------------------------------------------------------
Bản quyền nội dung bài viết thuộc Công Ty Luật TNHH Sao Thủ Đô, Đoàn luật sư TP. Hà Nội. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép khi chưa có sự đồng ý từ chúng tôi.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Các bước khai nhận, phân chia di sản thừa kế
- Các trường hợp cháu được thừa kế tài sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Tai sao bản án phúc thẩm TAND thành phố HN sửa bản án sơ thẩm TAND quận BĐ
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ
- DI SẢN THỪA KẾ LÀ GÌ? XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?
- BIÊN BẢN PHIÊN HỌP VỀ KIỂM TRA GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HOÀ GIẢI CẦN NHỮNG NỘI DUNG GÌ?
- Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư có thể bị phạt từ 7.000.000 VND đến 15.000.000 VND?