• CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

      Luôn đồng hành cùng bạn

    Tổng đài tư vấn

    0946661816

    Luôn đồng hành cùng bạn

    CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

    ×

    BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP

    GÂY THẤT THOÁT 18,9 TỶ ĐỒNG, VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 3-4 NĂM TÙ CHO HAI BỊ CÁO

  • Thứ sáu , Ngày 12/01/2024
  •    Độc giả Hà Hoàng L ở Lào Cai có câu hỏi gửi đến Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô nhờ giải đáp:

       Trong những ngày xét xử vụ Đại án Việt Á vừa qua, các bị cáo Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và bị cáo Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) bị đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí", vì có hành vi gây thất thoát 18,9 tỉ đồng Ngân sách Nhà nước. Vị đại diện Viện kiểm sát trình bày bản luận tội đề nghị mức án 3-4 năm tù cho cả hai bị cáo. Vậy xin nhờ Công ty Luật Sao Thủ Đô giải đáp thêm căn cứ và cơ sở để đề nghị mức án trên của Vị đại diện Viện kiểm sát trong vụ án này.

    Bị cáo Chu Ngọc Anh - cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

     

       Cảm ơn anh Hà Hoàng L đã đưa ra câu hỏi có lẽ rất nhiều độc giả quan tâm đến Bản luận tội của Vị địa diện Viện Kiếm sát trong vụ Đại án Việt Á này, Luật gia Lê Tiến Đức - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô xin đưa ra quan điểm và góc nhìn như sau: 

     

       Về diễn biến hành vi vi phạm:

       Tại Bản cáo trạng số 7358/CTr-VKSTC-V3 ngày 29/09/2023 của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc được Bộ trưởng Bộ KH&CN phân công phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ, được giao trực tiếp theo dõi, quản lý, tổ chức thực hiện Đề tài nghiên cứu Test xét nghiệm. Bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc biết rõ “quyền sở hữu kết quả nghiên cứu Đề tài” thuộc về Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm đại diện theo quy định của Luật KH&CN, Luật Quản lý tài sản công và pháp luật liên quan.

       Mặc dù Bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc biết rõ Đề tài thuộc sở hữu Nhà nước nhưng khi Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó) tham mưu, bị cáo Chu Ngọc Anh vẫn ký các Quyết định giao Công ty Việt Á là đơn vị phối hợp nghiên cứu Đề Tài. Bị cáo Phạm Công Tạc đã ký Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu giai đoạn 1 Đề tài trái quy định, dẫn đến Công ty Việt Á sử dụng biên bản nghiệm thu, lập hồ sơ đăng ký và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành Test xét nghiệm trái với quy định pháp luật, để Công ty Việt Á sản xuất, tiêu thụ, thu lời bất chính nhưng Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc không thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản.

       Chu Ngọc Anh còn đề nghị khen thưởng cho Công ty Việt Á; đồng ý để Phạm Công Tạc chủ trì tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí, hỗ trợ truyền thông về kết quả nghiên cứu và cấp số lưu hành Test xét nghiệm; quảng bá, đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho Công ty Việt Á, tạo điều kiện để Công ty Việt Á biến Test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu Nhà nước thành sản phẩm thương mại thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, gây thất thoát số tiền 18,98 tỷ đồng Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Chu Ngọc Anh được Việt đưa cảm ơn 200.000 USD (tương đương 4.608.600.000 đồng); Phạm Công Tạc được Việt cảm ơn 50.000 USD (tương đương 1.147.750.000 đồng).

     

       Về tội danh:

       Hành vi của các bị cáo Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc cấu thành tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.

    “Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

    1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

    a) Vì vụ lợi;

    b) Có tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

    3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

       Như vậy với hành vi và tội danh nêu trên, bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc bị Viện kiểm sát truy tố theo quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù (gây thất thoát lãng phí từ 1 tỉ đồng trở lên). Ngoài ra các bị cáo còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     

       Về các tình tiết giảm nhẹ, khắc phục hậu quả:

       Theo cơ quan công tố, quá trình điều tra và tại phiên tòa, cả hai bị cáo đã "thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, ăn năn hối cải". Cả hai được đánh giá tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.

       Bị cáo Chu Ngọc Anh được ghi nhận đã tác động gia đình nộp 4 tỉ đồng khắc phục hậu quả. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, bị cáo được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen. Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TP Hà Nội đã có đơn đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho cựu Bộ trưởng. Gia đình bị cáo Phạm Công Tạc đã nộp 80 triệu đồng để khắc phục hậu quả, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác.

     

       Cơ sở đề xuất mức hình phạt đối với các bị cáo:

       Viện Kiểm sát dựa trên quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng khi các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 BLHS để đề xuất áp dụng mức hình phạt cho các bị cáo. Theo đó Điều 54 BLHS có quy định:

    "Điều 54 Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng:

    1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

    2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

    ......................"

     

       Từ các lẽ trên, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt khi lượng hình và đề nghị Tòa tuyên cả hai bị cáo mức án 3-4 năm tù.

    LG. Lê Tiến Đức

    DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU

    DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Tổng đài tư vấn0946661816

    ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ

  • LIÊN KẾT TRANG