• CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

      Luôn đồng hành cùng bạn

    Tổng đài tư vấn

    0946661816

    Luôn đồng hành cùng bạn

    CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

    ×

    BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CHỨNG KIẾN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

  • Thứ sáu , Ngày 29/03/2024
  • Chị Phạm N. T (32 tuổi ở Mỹ Đình, Hà Nội) có câu hỏi gửi đến Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô nhờ giải đáp:

    Câu hỏi:

    Pháp luật hình sự quy định người chứng kiến là người như thế nào? Người chứng kiến có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?

    Cảm ơn chị Phạm N. T đã đưa ra câu hỏi là chủ đề thảo luận hôm nay, Luật gia Việt Hà – thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô xin đưa ra quan điểm giải đáp như sau:

    Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung người chứng kiến là người tham gia tố tụng. Khi thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan có thẩm quyền phải mời người chứng kiến tham gia nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện khách quan.

    Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.

    * Những trường hợp không được làm người chứng kiến:

    - Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    - Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc.

    - Người dưới 18 tuổi.

    - Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

    Những quy định này nhằm loại trừ những trường hợp do quan hệ tình cảm cá nhân, do hạn chế về năng lực nhận thức, năng lực hành vi, độ tuổi… mà không thể xác nhận, chứng kiến được hành vi, hoạt động tố tụng, những người thuộc diện trên không được làm người chứng kiến và không có ngoại lệ.

    *Quyền của người chứng kiến:

    - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.

    - Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

    - Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến.

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến.

    - Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

    *Nghĩa vụ của người chứng kiến:

    - Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    - Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu.

    - Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến.

    - Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến.

    - Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Người chứng kiến có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng trong hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy trong quá trình áp dụng cần lưu ý những hoạt động điều tra cần có người chứng kiến tham dự, khi tiến hành các hoạt động điều tra đó phải mời thành phần, số lượng, đối tượng người chứng kiến đúng theo quy định để đảm bảo việc thu thập chứng cứ đúng trình tự, thủ tục của BLTTHS 2015.

    Trên đây là những quan điểm, ý kiến của Luật gia Việt Hà – thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô về quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào có liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline: 094.666.1816 để được hỗ trợ trực tiếp.

    Luật Sao Thủ Đô tự hào là điểm tựa niềm tin đối với khách hàng. Luật Sao Thủ Đô – Luôn đồng hành cùng bạn!

    DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU

    DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Tổng đài tư vấn0946661816

    ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ

  • LIÊN KẾT TRANG