CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO
Anh Bùi Quang Đ ở Tuyên Quang có câu hỏi gửi đến Công ty Luật Sao Thủ Đô nhờ giải đáp:
Bị cáo khác bị can thế nào? Pháp luật Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo như thế nào?
Luật gia Lê Tiến Đức - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô đưa ra quan điểm và trả lời câu hỏi trên như sau:
1. Bị can, bị cáo là gì?
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị can, bị cáo được quy định như sau:
- Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 60).
- Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 61).
2. Sự giống nhau giữa bị can và bị cáo:
Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Nếu đối tượng là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
Ngoài ra, có một số điểm giống nhau trong quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là:
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trong trường hợp có giấy triệu tập của cơ quan, người có thẩm quyền (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với bị can, tòa án với bị cáo) nếu:
+ Vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải;
+ Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
3. Sự khác nhau giữa bị can và bị cáo:
Căn cứ pháp lý:
Bị can: Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Bị cáo: Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Định nghĩa:
Bị can: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Bị cáo: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Giai đoạn tố tụng:
Bị can : Khởi tố.
Bị cáo: Đưa ra xét xử.
Quyền lợi:
Bị can:
- Được biết lý do mình bị khởi tố.
- Được nhận các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can;
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
+ Bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
+ Bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác.
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.
Bị cáo:
- Được nhận các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án;
+ Bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
-Tham gia phiên tòa.
- Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa.
- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý.
- Tranh luận tại phiên tòa.
- Nói lời sau cùng trước khi nghị án.
- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
Bị can:
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị cáo:
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Trên đây là bài viết giải đáp của Luật gia Lê Tiến Đức về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có bất cứ vướng mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến số hotline: 094.666.1816 để được hỗ trợ trực tiếp.
LG. Lê Tiến Đức
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Tội Mua bán ma túy
- Tội bắc cóc nhằm chiếm đoạt tải sản
- Tội chống người thi hành công vụ
- Tội gây rối trật tự công cộng
- Tội cướp tài sản
- Tội cố ý gây thương tích
- Đi đòi nợ lại phạm tội cướp tài sản
- Luật sư Bùi Văn Kim nêu quan điểm bảo chữa trong vụ án làm thất thoát 1.700 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội
- THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
- TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- NHẬN HỐI LỘ 2,25 TRIỆU USD SẼ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO? CÓ THỂ PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN BAO NHIÊU NĂM?
- HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN CHO NHÀ NƯỚC HƠN 73,8 TỶ ĐỒNG CỦA BỊ CÁO PHẠM XUÂN THĂNG CÓ THỂ BỊ XÉT XỬ MỨC HÌNH PHẠT BAO NHIÊU NĂM?
- NGƯỜI PHẠM TỘI NHẬN HỐI LỘ NẾU NỘP LẠI SỐ TIỀN NHẬN HỐI LỘ THÌ CÓ ĐƯỢC GIẢM HÌNH PHẠT HAY KHÔNG?
- VAI TRÒ ĐỒNG PHẠM VỀ HÀNH VI ĐƯA HỐI LỘ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ THỦ QUỸ CÔNG TY VIỆT Á PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN NHƯ THẾ NÀO?
- TỘI LỢI DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ TRỤC LỢI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- GÂY THẤT THOÁT 18,9 TỶ ĐỒNG, VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 3-4 NĂM TÙ CHO HAI BỊ CÁO