• CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

      Luôn đồng hành cùng bạn

    Tổng đài tư vấn

    0946661816

    Luôn đồng hành cùng bạn

    CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ

    ×

    BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP

    NGƯỜI PHẠM TỘI NHẬN HỐI LỘ NẾU NỘP LẠI SỐ TIỀN NHẬN HỐI LỘ THÌ CÓ ĐƯỢC GIẢM HÌNH PHẠT HAY KHÔNG?

  • Thứ hai , Ngày 08/01/2024
  •   Ông Phạm Văn C ở TP Nam Định, ông Nguyễn Tuấn A cùng một số cán bộ hưu trí ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân - Hà Nội hỏi:

      Qua theo dõi các vụ án về tham nhũng vừa được Tòa án đưa ra xét xử, chúng tôi thấy có một số bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ” bị tuyên phạt các mức hình phạt rất nghiêm khắc, thậm chí có bị cáo phải chịu hình phạt tù chung thân như trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”. Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo này khai nhận tội, đồng thời nộp lại số tiền đã nhận hối lộ lên đến nhiều tỷ đồng và Hội đồng xét xử phúc thẩm đã giảm mức án cho bị cáo từ tù chung thân xuống 20 năm tù. Điều này có phải người phạm tội có thể dùng tiền để giảm án và việc Tòa án giảm nhẹ hình phạt như vậy có dựa trên cơ sở của pháp luật hay không?

    Bị cáo Hoàng Văn Hưng - nguyên điều tra viên, cựu trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an

     

    Luật sư Lương Hồng Minh - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô đưa ra quan điểm như sau:

     

       Tội nhận hối lộ là một tội danh được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) cụ thể như sau:

    "1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Lợi ích phi vật chất.

    ….

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên."

     

       Như vậy, đối với tội nhận hối lộ khi tài sản nhận hối lộ từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất. Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    "...

    c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn."

     

       Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 354 trích dẫn ở trên thì: Sau khi bị kết án, người nhận hối lộ được thoát án tử hình khi họ đã nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ, đồng thời đáp ứng được một trong hai điều kiện sau:

    - Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm;

    - Lập công lớn.

     

       Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC: Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, tại Điều 5 đã quy định các nguyên tắc xử lý đối với nhóm tội phạm này như sau:

    "...

    2. Trong quá trình tố tụng, người phạm tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử

    3. Xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo Điều 59 Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự hoặc người phạm tội lần đầu giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    ...

    c) Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;

    d) Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra."

     

       Tòa án khi tiến hành xét xử nhóm tội phạm về tham nhũng, trong đó có tội tham ô hoặc nhận hối lộ nếu xét giảm mức án hoặc cho người phạm tội được hưởng chính sách khoan hồng…sẽ phải căn cứ vào các quy định tại Bộ luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác như đã viện dẫn ở trên để quyết định. Các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án sẽ không được quyết định theo ý chí chủ quan mà phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

    Luật sư Lương Hồng Minh

    DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU

    DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    CÙNG CHUYÊN ĐỀ

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Tổng đài tư vấn0946661816

    ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ

  • LIÊN KẾT TRANG