CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI NÀY?
Độc giả Trần Văn B ở Hùng Dũng, Hưng Hà, có câu hỏi gửi đến Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô nhờ giải đáp:
Thời gian gần đây, có một số vụ cưỡng đoạt tài sản lên đến nhiều tỷ đồng. Đây là hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội và sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật. Liên quan đến tội phạm này, tôi xin hỏi luật sư Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội này?
Cảm ơn độc giả Trần Văn B đã đặt câu hỏi, liên quan đến tội phạm này vừa qua cũng được rất nhiều độc giả quan tâm, Luật gia Hà Hoàng Long – thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô đưa ra quan điểm và trả lời câu hỏi như sau:
1. Cưỡng đoạt tài sản là gì?
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, hành vi này thực hiện do lỗi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác. Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
"Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều này, có thể thấy hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của tội phạm này. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng chỉ cần có ý thức chiếm đoạt tài sản, đồng thời đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để buộc người quản lý tài sản giao tài sản thì khi đó tội phạm đã hoàn thành.
Điều này cũng có nghĩa, người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản mà không cần xác định số tiền người này chiếm đoạt được là bao nhiêu hay thậm chí là đã lấy được tài sản hay chưa.
3. Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản
Mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc các khoản 2,3,4) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực: là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản không có đặc điểm “ngay tức khắc”. Sức mạnh của sự đe dọa chưa đến mức có thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của họ.
- Hành vi (khác) uy hiếp tinh thần người khác: là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những điều đe dọa này có thể thật, có thể không có thật hoặc có thật một phần.
Lưu ý, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không (hậu quả của hành vi).
Theo đó, cưỡng đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nên mức phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù, với giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
LG. Hà Hoàng Long
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Tội Mua bán ma túy
- Tội bắc cóc nhằm chiếm đoạt tải sản
- Tội chống người thi hành công vụ
- Tội gây rối trật tự công cộng
- Tội cướp tài sản
- Tội cố ý gây thương tích
- Đi đòi nợ lại phạm tội cướp tài sản
- Luật sư Bùi Văn Kim nêu quan điểm bảo chữa trong vụ án làm thất thoát 1.700 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội
- THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
- TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- NHẬN HỐI LỘ 2,25 TRIỆU USD SẼ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO? CÓ THỂ PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN BAO NHIÊU NĂM?
- HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN CHO NHÀ NƯỚC HƠN 73,8 TỶ ĐỒNG CỦA BỊ CÁO PHẠM XUÂN THĂNG CÓ THỂ BỊ XÉT XỬ MỨC HÌNH PHẠT BAO NHIÊU NĂM?
- NGƯỜI PHẠM TỘI NHẬN HỐI LỘ NẾU NỘP LẠI SỐ TIỀN NHẬN HỐI LỘ THÌ CÓ ĐƯỢC GIẢM HÌNH PHẠT HAY KHÔNG?
- VAI TRÒ ĐỒNG PHẠM VỀ HÀNH VI ĐƯA HỐI LỘ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ THỦ QUỸ CÔNG TY VIỆT Á PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN NHƯ THẾ NÀO?
- TỘI LỢI DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ TRỤC LỢI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- GÂY THẤT THOÁT 18,9 TỶ ĐỒNG, VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 3-4 NĂM TÙ CHO HAI BỊ CÁO