CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
KHI NÀO NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC, NGƯỜI BỊ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ ĐƯỢC MỜI LUẬT SƯ?
Anh Nguyễn Văn H tại Từ Sơn, Bắc Ninh có câu hỏi gửi đến Công ty Luật Sao Thủ Đô nhờ giải đáp như sau:
Pháp luật Việt Nam quy định người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Khi nào người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được mời Luật sư?
Cảm ơn câu hỏi của anh H, Luật gia Lê Tiến Đức - thuộc Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô đưa ra quan điểm và trả lời như sau:
Thế nào là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố?
Trong BLTTHS 2015 bổ sung chủ thể người bị tố giác, kiến nghị khởi tố nhưng không định nghĩa rõ ràng về hai chủ thể này. Theo lý luận về pháp luật tố tụng hình sự chúng ta có thể hiểu cách đơn giản, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố là cá nhân, tổ chức bị tố cáo về một hành vi có dấu hiệu tội phạm; bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị khởi tố bằng văn bản.
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Trong tố tụng hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, nhưng để người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có điều kiện trình bày ý kiến của mình về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố cũng như tạo điều kiện cho họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng, pháp luật phải quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ nhất định. Đó là cơ sở pháp lý để người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nhưng cũng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tại Điều 57 quy định người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có các quyền:
- Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 57;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Ngoài những quyền trên thì, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố còn có nghĩa vụ phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.
Khi nào người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được mời Luật sư?
Vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có Quyết định khởi tố vụ án, đây là văn bản pháp lý đánh dấu quá trình tố tụng vụ án hình sự. Trên cơ sở vụ án đã được khởi tố, người bào chữa có thể tham gia vào vụ án từ khi có Quyết định khởi tố bị can, chỉ ngoại trừ một số trường hợp đó là người bị bắt, người bị tạm giữ thì lúc này người bào chữa sẽ được tham gia tố tụng khi người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan điều tra.
Thủ tục đăng ký người bào chữa cũng được BLTTHS quy định rất rõ ràng tại Điều 78, cụ thể: Đối với người bào chữa là Luật sư tùy vào thời điểm tham gia vụ án hình sự khi muốn đăng ký bào chữa xuất trình các loại giấy tờ “Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội” và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ việc đăng ký bào chữa của Luật sư sẽ được xử lý.
Tuy nhiên người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố không được pháp luật quy định một cách cụ thể. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được quy định tại khoản 2 Điều 83 BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 như sau:
“2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
a) Luật sư;
b) Bào chữa viên nhân dân;
c) Người đại diện;
d) Trợ giúp viên pháp lý.”
Theo đó, có bốn đối tượng xác định được thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Tại khoản 3 Điều 83 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có năm quyền sau:
“a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Theo Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA:
Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Như vậy, ngay từ giai đoạn Cơ quan Công an giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, người bị tố giác đã có quyền mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện, trợ giúp viên pháp lý.
Trên đây là phần giải đáp câu hỏi của Luật gia Lê Tiến Đức – thuộc Luật sư Công ty TNHH Sao Thủ Đô. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về các vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ số hotline: 094.666.1816 để được hỗ trợ trực tiếp.
LG. Lê Tiến Đức
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Tội Mua bán ma túy
- Tội bắc cóc nhằm chiếm đoạt tải sản
- Tội chống người thi hành công vụ
- Tội gây rối trật tự công cộng
- Tội cướp tài sản
- Tội cố ý gây thương tích
- Đi đòi nợ lại phạm tội cướp tài sản
- Luật sư Bùi Văn Kim nêu quan điểm bảo chữa trong vụ án làm thất thoát 1.700 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội
- THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
- TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- NHẬN HỐI LỘ 2,25 TRIỆU USD SẼ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO? CÓ THỂ PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN BAO NHIÊU NĂM?
- HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN CHO NHÀ NƯỚC HƠN 73,8 TỶ ĐỒNG CỦA BỊ CÁO PHẠM XUÂN THĂNG CÓ THỂ BỊ XÉT XỬ MỨC HÌNH PHẠT BAO NHIÊU NĂM?
- NGƯỜI PHẠM TỘI NHẬN HỐI LỘ NẾU NỘP LẠI SỐ TIỀN NHẬN HỐI LỘ THÌ CÓ ĐƯỢC GIẢM HÌNH PHẠT HAY KHÔNG?
- VAI TRÒ ĐỒNG PHẠM VỀ HÀNH VI ĐƯA HỐI LỘ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG VÀ THỦ QUỸ CÔNG TY VIỆT Á PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI MỨC ÁN NHƯ THẾ NÀO?
- TỘI LỢI DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ TRỤC LỢI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- GÂY THẤT THOÁT 18,9 TỶ ĐỒNG, VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 3-4 NĂM TÙ CHO HAI BỊ CÁO