CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THỦ ĐÔ
Luôn đồng hành cùng bạn
Tổng đài tư vấn
0946661816Luôn đồng hành cùng bạn
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
LỰA CHỌN THẨM QUYỀN XÉT XỬ KHI CÁC BỊ CÁO TRONG VỤ ÁN VỪA THUỘC THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA CẢ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ TÒA ÁN QUÂN SỰ
Ông Lê T. Đ hỏi: Khi có vụ án có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như thế nào?
I. Cơ sở pháp lý:
- Pháp lệnh số 04/2002/PL-UBTVQH11 của uỷ ban thường vụ quốc hội ngày 04 tháng 11 năm 2002 về việc tổ chức toà án quân sự;
- Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự;
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015 số 101/2015/QH13 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
II. Lựa chọn thẩm quyền xét xử Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân:
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021:
“Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án”
Trường hợp trong cùng vụ án vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có thể tách ra để xét xử riêng thì Tòa án quân sự xét xử những người phạm tội và tội phạm theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh, người phạm tội và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
Cụ thể tại điểm a, b khoản 4 Điều I Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự có quy định:
“a) Chỉ được tách vụ án để điều tra, truy tố xét xử riêng, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án;
b) Khi xét thấy cần tách vụ án để xét xử riêng, thì Tòa án quân sự đã thụ lý vụ án trao đổi với Viện Kiểm sát quân sự có nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa về việc đó. Nếu Viện. Kiểm sát quân sự thống nhất với ý kiến của Tòa án quân sự, thì Tòa án quân sự chuyển trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát quán sự để giải quyết theo thẩm quyền. Trong trường hợp Viện Kiểm sát quân sự không thống nhất với ý kiến của Tòa án quân sự, thì Tòa án quân sự đã thụ lý vụ án phải xét xử toàn bộ vụ án.”
Trong vụ án xảy ra tại Học viện Quân Y có 03 bị cáo không phải quân nhân, 04 bị cáo là quân nhân thuộc Bệnh viện Quân Y. Học viện Quân Y là bị hại trong vụ án này, nên vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự (cụ thể là Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội).
=> Như vậy, trong trường hợp vụ án vừa thuộc thẩm quyền xét xử của cả Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì sẽ tách vụ án theo thẩm quyền của từng Tòa án rồi giải quyết, nếu không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Giới thiệu Công ty Luật Sao Thủ Đô
- Đền bù đất đai
- THÔNG BÁO: Về việc phòng, chống dịch Covid-19
- 2 năm đi tìm công lý
- THÔNG BÁO NGHỈ LỄ
- LỰA CHỌN THẨM QUYỀN XÉT XỬ KHI CÁC BỊ CÁO TRONG VỤ ÁN VỪA THUỘC THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA CẢ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ TÒA ÁN QUÂN SỰ
- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BỊ ĐƠN DÂN SỰ
- ĐÒI NỢ BẤT HỢP PHÁP CÓ THỂ BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý